Hàm Sumif trong Google Sheet: Cách tính tổng có điều kiện
- 2025-03-29 10:00:06
Hàm SUMIF là một trong những hàm phổ biến và hữu ích nhất trong Google Sheet, cho phép bạn tính tổng các giá trị trong một phạm vi dựa trên một điều kiện nhất định. Hàm này thực hiện chức năng tương tự như việc kết hợp hàm SUM (tính tổng) và hàm IF (kiểm tra điều kiện) nhưng là một hàm riêng biệt với logic riêng. Cách sử dụng hàm Sumif trong Google Sheet thế nào để tối ưu hiệu suất làm việc? Hãy cùng AntBook tìm hiểu ngay nhé!
1. Hàm Sumif trong Google Sheet là gì? Công thức hàm Sumif
Hàm SUMIF được sử dụng để tính tổng các giá trị trong một phạm vi đáp ứng một điều kiện cụ thể. Nói cách khác, hàm SUMIF sẽ kiểm tra từng ô trong một phạm vi, nếu ô đó thỏa mãn điều kiện, giá trị tương ứng trong một phạm vi khác sẽ được cộng dồn vào tổng.
Công thức của hàm SUMIF trong Gg Sheet:
=SUMIF(range;condition;sum_range)
Trong đó:
- Range: Vùng dữ liệu cần kiểm tra điều kiện.
- Condition: Điều kiện dùng để xác định những ô nào sẽ được tính tổng. Điều kiện có thể là số, văn bản, ngày tháng hoặc một ô tham chiếu.
- Sum_range: Phạm vi chứa các giá trị cần tính tổng. Nếu được chỉ định, chỉ những ô trong phạm vi này mới được cộng lại khi điều kiện trong range thỏa mãn. Nếu không có sum_range, Gg Sheet sẽ mặc định phạm vi kiểm tra điều kiện cũng chính là phạm vi tính tổng.
Hàm SUMIF được sử dụng để tính tổng các giá trị trong một phạm vi
2. Hướng dẫn 4 cách sử dụng cơ bản hàm Sumif Google Sheet
2.1 Dùng hàm SUMIF với điều kiện số
Công thức: =SUMIF(H4:H9, “>=50000”)
- Ý nghĩa: Tính tổng giá trị của các mặt hàng có giá từ 50.000 đồng trở lên.
- Giải thích: Vì phạm vi tính tổng trùng với phạm vi xét điều kiện, ta có thể lược bỏ tham số sum_range. Kết quả nhận được là 177.000 (75.000 + 102.000).
Tổng giá trị của những hàng hóa trên hoặc bằng 50000 đồng
2.2 Sử dụng hàm SUMIF với điều kiện văn bản
Công thức: =SUMIF(I4:I9, “Dương”, H4:H9)
- Ý nghĩa: Tính tổng số tiền mà bạn Dương đã chi tiêu.
- Giải thích: Hàm sẽ tìm tất cả các ô trong cột I4:I9 có nội dung là “Dương” và cộng các giá trị tương ứng trong H4:H9. Kết quả là 95.000 (20.000 + 75.000).
Dương đã dùng 95.000 đồng
2.3 Hàm SUMIF với điều kiện ngày/tháng/năm
Công thức: =SUMIF(J4:J9, “<=15/05/2021”, H4:H9)
- Ý nghĩa: Tính tổng số tiền đã chi trước hoặc trong ngày 15/05/2021.
- Giải thích: Nếu ngày trong cột J4:J9 nhỏ hơn hoặc bằng 15/05/2021, giá trị tương ứng trong H4:H9 sẽ được cộng lại. Kết quả là 139.000 (10.000 + 20.000 + 75.000 + 34.000).
Tổng tiền tiêu trước và trong ngày 15/05/2021 là 139.000 đồng
2.4 Dùng hàm SUMIF với ký tự đại diện (Wildcard)
Ký tự * – Đại diện cho bất kỳ chuỗi ký tự nào
Công thức: =SUMIF(G4:G9, “Sữa*”, H4:H9)
- Ý nghĩa: Tính tổng giá trị của tất cả các mặt hàng có tên bắt đầu bằng “Sữa”.
- Giải thích: Nếu tên sản phẩm trong G4:G9 chứa từ “Sữa” ở đầu, các giá trị tương ứng trong H4:H9 sẽ được cộng lại. Kết quả là 112.000 (10.000 + 102.000).
Tổng giá trị hàng hóa sữa là 112.000 đồng
Ký tự ? – Đại diện cho một ký tự duy nhất
Dữ liệu các mặt hàng áo khoác
Công thức: =SUMIF(M4:M9, “Hoodie size ?”, N4:N9)
- Ý nghĩa: Tính tổng giá trị các áo Hoodie có phân loại size.
- Giải thích: Hàm sẽ tìm các sản phẩm trong M4:M9 có tên bắt đầu bằng “Hoodie size ” và theo sau là đúng một ký tự. Các giá trị tương ứng trong N4:N9 sẽ được cộng lại. Kết quả là 528.000 (100.000 + 199.000 + 229.000).
Phân loại 2 size và giá tiền của áo Hoodie
3. Kết hợp hàm Sumif trong Google Sheet với các hàm khác
3.1 Hàm Sumif Gg Sheet kết hợp hàm INDEX
Giả sử ta cần tính tổng số tiền mà bạn Tú đã chi tiêu trong bảng dữ liệu tại Sheet 1.
Công thức:
=SUMIF(I4:I9, I13, INDEX(F4:J9, , 3))
- Ý nghĩa:
- Hàm SUMIF kiểm tra nếu giá trị tại ô I13 (Tú) có xuất hiện trong phạm vi I4:I9.
- Hàm INDEX(F4:J9, , 3) trả về toàn bộ cột thứ 3 trong vùng dữ liệu F4:J9, tức là cột chứa số tiền đã chi tiêu.
- Sau đó, SUMIF sẽ tính tổng tất cả các giá trị phù hợp với điều kiện.
- Kết quả: Tổng số tiền Tú đã sử dụng là 15.000 đồng.
Tú đã dùng 15.000 đồng
3.2 Hàm Sumif Gg Sheet kết hợp VLOOKUP
Bạn cần tính tổng số tiền mà Tú đã chi tiêu nhưng chỉ biết biệt danh của bạn ấy là Tèo. Dữ liệu được lấy từ ba bảng:
- “Ví dụ về SUMIF cơ bản” (A1:E8)
- “Bảng dò biệt danh” (A10:B12)
- “Kết hợp SUMIF với VLOOKUP” (D10:E12)
Bảng dữ liệu dùng hàm VLOOKUP
Công thức:
=SUMIF(D3:D8, VLOOKUP(D12, A12:B15, 2, FALSE), C3:C8)
Giải thích:
- Hàm VLOOKUP(D12, A12:B15, 2, FALSE):
- Tìm biệt danh Tèo (D12) trong bảng A12:B15.
- Trả về tên thật tương ứng ở cột thứ 2, kết quả là Tú.
- Hàm SUMIF(D3:D8, “Tú”, C3:C8):
- Tìm trong vùng D3:D8 xem có tên Tú không.
- Nếu có, cộng dồn các giá trị tương ứng trong vùng C3:C8.
Kết quả:
Tổng số tiền mà Tèo (Tú) đã chi tiêu là 15.000 đồng.
Tú dùng tiền dựa trên biệt danh Tèo
3.3 Hàm Sumif Google Sheet kết hợp cùng TODAY
Bạn muốn tính tổng số tiền đã chi tiêu trong ngày hiện tại dựa trên dữ liệu có sẵn.
Công thức:
=SUMIF(E3:E11, TODAY(), C3:C11)
Tạo thêm một số dòng dữ liệu chi tiêu mới
Giải thích:
- Hàm TODAY(): Trả về ngày hiện tại (ví dụ: 23/05/2021).
- Hàm SUMIF(E3:E11, TODAY(), C3:C11):
- Kiểm tra xem cột E3:E11 có ô nào khớp với ngày hiện tại không.
- Nếu có, cộng dồn tất cả giá trị trong cột C3:C11 tương ứng.
Kết quả: Tổng số tiền đã chi tiêu trong ngày hôm nay là 129.000 đồng (100.000 + 4.000 + 25.000).
Tính toán chi tiêu đã dùng chi tiết trong ngày hiện tại
3.4 Sumif kết hợp cùng hàm LEFT, RIGHT
Kết hợp với LEFT
Muốn tính tổng giá trị của các sản phẩm thuộc loại hàng điện thoại di động, ta dùng công thức:
=SUMIF(B2:B6, LEFT(F7,2) & “*”, D2:D6)
Bảng dữ liệu minh họa cho hàm LEFT, RIGHT
Giải thích:
- LEFT(F7,2) & “*”: Lấy 2 ký tự đầu tiên trong ô F7, rồi thêm dấu * để tạo điều kiện khớp với mọi mã hàng bắt đầu bằng ký tự đó.
- Hàm SUMIF sẽ dò tìm các mã hàng bắt đầu bằng DT trong cột B2:B6, rồi cộng tổng các giá trị tương ứng trong D2:D6.
Kết quả: 28.000.000 đồng (8.000.000 + 20.000.000).
Tính tổng giá trị của sản phẩm thuộc loại hàng điện thoại di động bằng 280.000.000 đồng
Kết hợp với RIGHT
Muốn tính tổng giá trị của các sản phẩm cùng thương hiệu iPhone, ta dùng công thức:
=SUMIF(B2:B6, “*” & RIGHT(E10,2), D2:D6)
Giải thích:
- RIGHT(E10,2): Lấy 2 ký tự cuối trong ô E10.
- “*” & RIGHT(E10,2): Dấu * phía trước giúp tìm tất cả mã hàng có đuôi trùng với giá trị này.
- SUMIF sẽ tìm tất cả sản phẩm có mã hàng kết thúc bằng 90 trong B2:B6 rồi cộng tổng giá trị trong D2:D6.
Kết quả: 48.000.000 đồng (8.000.000 + 40.000.000).
Tính tổng cho các sản phẩm cùng thương hiệu iPhone
3.5 Kết hợp SUMIF với nhiều tiêu chí trong GG Sheet
Để tính tổng số tiền mà Tú và Dương đã dùng, có 2 cách.
Công thức:
=SUMIF(D3:D8, “Tú”, C3:C8) + SUMIF(D3:D8, “Dương”, C3:C8)
Giải thích:
- Hàm SUMIF thứ nhất tính tổng số tiền Tú đã dùng.
- Hàm SUMIF thứ hai tính tổng số tiền Dương đã dùng.
- Cuối cùng cộng hai kết quả lại với nhau.
Kết quả: 110.000 đồng (10.000 + 5.000 + 20.000 + 75.000).
Kết hợp nhiều tiêu chí trong hàm SUMIF
4. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm Sumif trong Google Sheet
4.1 Hàm Sumif trong Gg Sheet lỗi #N/A
Lỗi #N/A thường xuất hiện khi công thức nhập sai cú pháp hoặc dữ liệu liên quan chưa được định dạng đúng. Để khắc phục, hãy kiểm tra lại cách nhập công thức hoặc định dạng của các ô dữ liệu. Nếu không phát hiện sai sót, bạn có thể nhấn F9 để làm mới công thức.
Ví dụ, khi muốn tính tổng tiền của các hàng hóa có giá lớn hơn 60.000, nhưng nhập sai cú pháp như sau:
=SUMIF(C3:C8;;”>60000″)
Lỗi xảy ra do có hai dấu “;;” liên tiếp. Để sửa, chỉ cần xóa bớt một dấu “;”, công thức đúng sẽ là:
=SUMIF(C3:C8, “>60000”)
Lỗi N/A trong hàm Sumif trong Gg Sheet
4.2 Lỗi #VALUE! khi dùng hàm Sumif
Lỗi này xảy ra khi công thức SUMIF tham chiếu đến một ô hoặc phạm vi thuộc một tệp đã đóng. Google Sheet không thể truy xuất dữ liệu từ tệp đóng, dẫn đến lỗi #VALUE!.
Cách khắc phục:
- Mở lại tệp chứa phạm vi tham chiếu.
- Nhấn F9 để làm mới công thức.
Nếu dữ liệu nằm trong một tệp khác, hãy đảm bảo tệp đó luôn được mở khi sử dụng công thức SUMIF.
4.3 Lỗi hàm SUMIF trả về 0 trong GG Sheet
Đây là một lỗi phổ biến khi phạm vi dữ liệu và điều kiện so sánh không khớp kiểu dữ liệu hoặc không phù hợp.
Ví dụ, giả sử muốn tính tổng giá trị của các hàng hóa có chứa từ “Sữa”, nhưng nhập sai công thức như sau:
=SUMIF(B3:B8, C3&”*”, C3:C8)
Ở đây, lỗi xảy ra vì điều kiện đang tham chiếu sai cột dữ liệu. C3 là ô chứa giá trị tổng hợp thay vì thuộc phạm vi so sánh.
Công thức đúng:
=SUMIF(B3:B8, B3&”*”, C3:C8)
Lúc này, phạm vi B3:B8 chứa các tên sản phẩm, điều kiện so sánh đúng với dữ liệu trong cột đó, và kết quả sẽ được tính chính xác.
Hàm Sumif bị lỗi và trả kết quả về 0
5. Lưu ý quan trọng khi tính tổng theo màu trong Google Sheet
5.1 Hàm Sumif chỉ hỗ trợ một điều kiện
Hàm SUMIF chỉ có thể tính tổng dựa trên một điều kiện duy nhất. Nếu cần tính tổng dựa trên nhiều điều kiện, bạn nên sử dụng SUMIFS.
Ví dụ:
- Tính tổng giá trị của sản phẩm có giá trên 50.000 và thuộc nhóm thực phẩm, hãy dùng:
=SUMIFS(H4:H9, G4:G9, “Thực phẩm”, H4:H9, “>50000”)
5.2 Sử dụng dấu & khi kết hợp toán tử với tham chiếu ô hoặc hàm
Khi điều kiện có chứa toán tử so sánh (>, <, >=, <=, <>) kết hợp với một ô tham chiếu hoặc một hàm khác, cần sử dụng dấu & để nối chúng.
Ví dụ:
- Nếu cần tính tổng giá trị với điều kiện lớn hơn hoặc bằng giá trị trong ô C10, công thức sẽ là:
=SUMIF(H4:H9, “>=”&C10, H4:H9) - Tính tổng giá trị trước hoặc trong ngày 15/05/2021:
=SUMIF(J4:J9, “<=”&DATE(2021,5,15), H4:H9)
Có ký hiệu & nếu điều kiện là kết hợp của toán tử và một hàm khác
5.3 Hàm Sumif không phân biệt chữ hoa, chữ thường
Hàm SUMIF không phân biệt chữ hoa hay chữ thường. Vì vậy, các công thức sau đều hoạt động giống nhau:
=sumif(A1:A10, “Sữa*”, B1:B10)
=SUMIF(A1:A10, “sữa*”, B1:B10)
5.4 Sử dụng tham chiếu tuyệt đối khi cần
Khi sao chép công thức sang nhiều ô khác, phạm vi dữ liệu có thể thay đổi ngoài ý muốn. Để cố định phạm vi xét điều kiện (range) hoặc phạm vi tính tổng (sum_range), hãy sử dụng tham chiếu tuyệt đối bằng cách nhấn F4 khi nhập công thức.
Ví dụ:
=SUMIF($A$2:$A$10, “>50000”, $B$2:$B$10)
Lúc này, dù công thức được sao chép sang ô khác, phạm vi $A$2:$A$10 và $B$2:$B$10 vẫn không đổi.
Hàm SUMIF là một công cụ trong Google Sheet, giúp bạn tính toán và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Hàm SUMIF cho phép tự động hóa các phép tính và cập nhật kết quả một cách linh hoạt khi dữ liệu thay đổi, giúp bạn tiết kiệm thời gian và giảm thiểu lỗi so với việc tính toán thủ công. Bằng cách nắm vững cú pháp, cách sử dụng, và các lưu ý khi sử dụng hàm SUMIF, bạn có thể tận dụng tối đa sức mạnh của hàm này để xử lý dữ liệu trong công việc và học tập. Hy vọng, bài viết này từ AntBook đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích dành cho mình.
Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng kiến thức về Gg Sheets! Nếu bạn muốn làm chủ công cụ này, biến Google Sheets thành trợ thủ đắc lực trong công việc và học tập, hãy dành thời gian để khám phá sâu hơn. Một cuốn sách Google Sheet hướng dẫn bài bản sẽ giúp bạn hệ thống lại mọi kiến thức, từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn làm chủ không chỉ hàm SUMIF mà còn rất nhiều hàm và tính năng mạnh mẽ khác.