Hàm Filter trong Google Sheet: Hướng dẫn cách dùng chi tiết kèm ví dụ


  • 2025-03-29 09:30:44

Hàm FILTER trong Google Sheet là một trong những hàm quan trọng giúp bạn lọc dữ liệu theo điều kiện mong muốn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thay vì tìm kiếm và sắp xếp thủ công, hàm FILTER cho phép bạn trích xuất những dữ liệu phù hợp từ một bảng dữ liệu lớn chỉ với một công thức đơn giản. Qua đó không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo độ chính xác cao khi xử lý thông tin. 

1. Định nghĩa về hàm FILTER trong Google Sheet

Hàm filter trong GG Sheet là một công cụ cho phép bạn trích xuất dữ liệu thỏa mãn các điều kiện nhất định. Cú pháp của hàm như sau:

=FILTER(phạm_vi_dữ_liệu, điều_kiện_1; [điều_kiện_2; …])

Trong đó:

  • Range of values: Vùng chứa dữ liệu mà bạn muốn lọc.
  • Condition 1: Điều kiện đầu tiên dùng để xác định các giá trị phù hợp. 
  • Condition 2: Các tiêu chí bổ sung để thu hẹp phạm vi kết quả, giúp lọc dữ liệu chính xác hơn.

Ứng dụng của hàm FILTER

  • Lọc dữ liệu theo điều kiện xác định: Giúp trích xuất các hàng hoặc cột chứa thông tin đáp ứng một hoặc nhiều tiêu chí nhất định, thay vì hiển thị toàn bộ dữ liệu.
  • Hiển thị nhiều giá trị cùng lúc: Không giống như các hàm như VLOOKUP hay HLOOKUP, FILTER có thể trả về nhiều kết quả phù hợp mà không giới hạn ở một giá trị duy nhất.
  • Kết hợp với các hàm khác để xử lý dữ liệu linh hoạt: Có thể sử dụng chung với các hàm như SORT, ARRAY FORMULA, UNIQUE, IF, giúp lọc, sắp xếp và phân tích dữ liệu tự động.
  • Tạo danh sách động: Giúp tạo danh sách cập nhật theo thời gian thực khi dữ liệu thay đổi, rất hữu ích trong việc làm báo cáo, bảng thống kê hoặc danh sách tìm kiếm tự động.
  • Hỗ trợ phân tích dữ liệu lớn: Khi làm việc với bảng tính chứa nhiều dữ liệu, hàm FILTER giúp rút gọn thông tin cần thiết, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và xử lý thông tin quan trọng.

2. Ví dụ về cách dùng hàm Filter trong Google Sheet

Để giúp các bạn hình dung cách dùng hàm filter trong Google Sheet, trước tiên cùng tìm hiểu ví dụ minh họa dưới đây.

Ví dụ: Bạn muốn lọc dữ liệu các giá trị nhỏ hơn 100

Bước 1: Nhấn chọn một ô bất kỳ trong bảng dữ liệu > Nhập hàm =FILTER(A1:A10;A1:A10>100).

hàm filter trong google sheet

Các bạn nhập hàm: =FILTER(A1:A10;A1:A10>100)

Bước 2: Bấm nút Enter > Kết quả hoàn thành như hình.

hàm filter trong google sheet

Kết quả như hình trên

3. Những cách kết hợp hàm FILTER trong Google Sheet

Thông thường có 3 cách kết hợp hàm filter trong Google Sheet đơn giản, nhanh chóng giúp các bạn dễ dàng áp dụng. Cụ thể như sau:

3.1 Hàm filter nhiều điều kiện trong Google Sheet

Ở ví dụ trên bạn có thể lọc dữ liệu giá trị trong khoảng 200 đến 400.

Bước 1: Nhấn chọn một ô bất kỳ trong bảng dữ liệu > Nhập hàm =FILTER(A1:A10;A1:A10>200;A1:A10<400)>.

hàm filter trong google sheet

Chọn 1 ô và nhập hàm filter trong Google Sheet

Bước 2: Chọn Enter > Kết quả hiển thị như hình.

hàm filter trong google sheet

Các bạn thu được kết quả

3.2 Tham chiếu nhiều cột trong hàm FILTER trong GG Sheet

Cũng dựa vào bảng của ví dụ trên, bạn tiến hành thêm vào 1 cột ở bên phần giá trị nữa.

Ví dụ: Trong bảng 2 cột giá trị, bạn llọc giá trị lớn hơn 100.

Bước 1: Chọn một ô bất kỳ trong bảng dữ liệu > Nhập hàm =FILTER(A1:B10;A1:A10>100;B1:B10>100).

hàm filter trong google sheet

Nhập hàm =FILTER(A1:B10;A1:A10>100;B1:B10>100)

Bước 2: Bấm Enter > Kết quả hoàn thành.

hàm filter trong google sheet

Hoàn thành thao tác

3.3 Tham chiếu ô trong phần điều kiện của hàm FILTER

Ví dụ: Bạn lọc dữ liệu giá trị trong dải ổ có các giá trị lớn hơn với 1 ô tham chiếu cho trước. Các bước bao gồm:

Bước 1: Chọn một ô bất kỳ trong bảng dữ liệu > Nhập hàm =FILTER(A1:A10;A1:A10>E1).

hàm filter trong google sheet

Thực hiện nhập hàm =FILTER(A1:A10;A1:A10>E1)

Bước 2: Nhấn Enter > Kết quả hiển thị.

hàm filter trong google sheet

Kết quả hiển thị như hình

3.4 Lồng nhiều hàm FILTER vào nhau trong GG Sheet

Cấu trúc hàm: =FILTER(FILTER(range;condition);condition)

Sử dụng đầu ra của hàm FILTER đầu tiên của bạn làm [range of values] của hàm FILTER thứ hai.

Ví dụ: Bạn sử dụng dữ liệu của ví dụ trên, dùng hàm FILTER thứ nhất để lọc dữ liệu lớn hơn 100 và hàm Filter thứ hai để lọc giá trị lớn hơn 400.

Bước 1: Chọn một ô bất kỳ trong bảng dữ liệu > Nhập hàm =FILTER(FILTER(A1:A10;A1:A10>100);A1:A6>400).

hàm filter trong google sheet

Nhập hàm =FILTER(FILTER(A1:A10;A1:A10>100);A1:A6>400)

Bước 2: Chọn nút Enter > Kết quả hiển thị như hình.

Kết quả sẽ trả về giá trị lọc mà hàm “FILTER(A1:A10;A1:A10>100)” sẽ làm “range of values” cho hàm thứ hai.

Kết quả nhận được

hàm filter trong google sheet

Hoàn thành kết quả như trên

Để nắm vững cách sử dụng hàm FILTER trong Google Sheet, bạn có thể tìm hiểu thông qua các hướng dẫn chi tiết hoặc tham khảo tài liệu chuyên sâu. Một trong những gợi ý tốt nhất chính là quyển sách Google Sheets của AntBook. Cung cấp đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn sử dụng hàm FILTER hiệu quả và tối ưu hóa quy trình làm việc trên Google Sheets. Các bạn còn chần chờ gì nữa, mau liên hệ ngay AntBook để sở hữu quyển sách bổ ích này nhé!