Đường ưu tiên là gì mà ai cũng phải nhường? Tìm hiểu nhanh trong 2 phút
- 2025-03-14 09:30:25
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao có những con đường mà các phương tiện khác phải nhường đường cho xe đang lưu thông trên đó? Đó chính là đường ưu tiên. Việc hiểu rõ khái niệm đường ưu tiên là gì không chỉ giúp bạn lái xe an toàn, tuân thủ luật giao thông mà còn bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Khám phá chi tiết cùng AntBook nhé!
1. Khái niệm đường ưu tiên là gì?
Thế nào là đường ưu tiên? Theo Khoản 3.6 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, đường ưu tiên là tuyến đường mà các phương tiện lưu thông trên đó được quyền đi trước khi đến giao lộ, trong khi các phương tiện từ hướng khác phải nhường đường.
Nhận biết đường ưu tiên là như thế nào thông qua biển báo hiệu đường ưu tiên. Tại các điểm giao nhau, phương tiện trên đường không ưu tiên phải giảm tốc độ, quan sát và nhường quyền đi trước để tránh vi phạm luật giao thông.
Đường ưu tiên các phương tiện có quyền đi trước khi đến giao lộ
Hiểu rõ quy định về đường ưu tiên giúp người tham gia giao thông di chuyển an toàn, đúng luật và tránh các lỗi vi phạm không đáng có.
2. Quy định về thứ tự đường ưu tiên chi tiết
Thứ tự đường ưu tiên được quy định rõ ràng trong Điều 5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết và tuân thủ.
– Thứ tự ưu tiên được phân chia theo các cấp độ sau:
- Đường cao tốc: Đây là loại đường được ưu tiên hàng đầu do có tốc độ lưu thông cao và thường dành cho các phương tiện cơ giới.
- Quốc lộ: Kết nối các vùng miền, quốc lộ có vai trò quan trọng trong giao thông quốc gia.
- Đường đô thị: Các tuyến đường trong đô thị, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố.
- Đường tỉnh: Nối liền các huyện trong tỉnh, đảm bảo giao thương giữa các khu vực.
- Đường huyện: Giao thông huyết mạch của các xã trong huyện.
- Đường xã: Kết nối các thôn xóm trong xã.
- Đường chuyên dùng: Phục vụ mục đích riêng biệt như đường nội bộ, đường khu công nghiệp.
– Trường hợp đặc biệt:
Khi hai đường cùng thứ tự giao nhau, việc xác định đường ưu tiên sẽ dựa trên các tiêu chí sau:
- Quy định của cấp có thẩm quyền: Đường được cơ quan chức năng chỉ định là đường ưu tiên.
- Cấp kỹ thuật: Đường có cấp kỹ thuật cao hơn sẽ được ưu tiên hơn.
- Lưu lượng xe: Đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn được ưu tiên.
- Xe vận tải công cộng: Nếu lưu lượng xe bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng hơn sẽ được ưu tiên.
- Cấp mặt đường: Đường có mặt đường cấp cao hơn được ưu tiên.
– Lưu ý quan trọng: Hai đường giao nhau cùng mức không được đồng thời là đường ưu tiên để tránh xung đột và đảm bảo an toàn giao thông.
Đường ưu tiên được sắp xếp chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT
3. Các biển báo giao thông giúp nhận biết đường ưu tiên
Tổng hợp các biển báo giúp nhận biết đường ưu tiên theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.
Biển báo |
Tên biển báo |
Ý nghĩa & Cách nhận biết |
W.207 |
Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh) |
– Đặt trên đường ưu tiên, báo hiệu sắp đến giao lộ với đường không ưu tiên. – Phương tiện đi trên đường này được quyền đi trước, chỉ nhường đường cho xe ưu tiên theo quy định. |
W.208 |
Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính) |
– Đặt trên đường không ưu tiên, báo hiệu sắp đến giao lộ với đường ưu tiên. – Phương tiện đi trên đường này phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên (trừ xe ưu tiên theo quy định). |
I.401 |
Bắt đầu đường ưu tiên |
– Phương tiện trên đường có đặt biển này được quyền ưu tiên khi qua nơi giao nhau nếu không có tín hiệu điều khiển giao thông. – Nếu có đèn tín hiệu hoặc cảnh sát giao thông điều khiển, nguyên tắc đường ưu tiên không còn hiệu lực. |
I.402 |
Hết đoạn đường ưu tiên |
– Báo hiệu kết thúc quyền ưu tiên tại khu vực giao nhau tiếp theo. |
S.506 |
Hướng đường ưu tiên |
– S.506a: Chỉ dẫn hướng đi của đường ưu tiên tại ngã tư. – S.506b: Chỉ dẫn hướng đi của đường ưu tiên tại ngã ba. |
Biển báo giao thông đường ưu tiên
4. Quy định về nhường đường ưu tiên cần nắm
Theo Điều 24 Luật Giao thông Đường bộ 2008, khi đến gần nơi giao nhau, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau:
– Giao nhau không có vòng xuyến: Nhường đường cho xe đến từ bên phải.
– Giao nhau có vòng xuyến: Nhường đường cho xe đến từ bên trái.
– Giao nhau giữa đường ưu tiên và đường không ưu tiên: Xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Người điều khiển phương tiện cần quan sát kỹ biển báo hiệu và vạch kẻ đường để xác định đường ưu tiên. Nhường đường đúng quy định giúp giao thông an toàn, tránh va chạm.
5. Mức phạt đối với lỗi không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên
Việc không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên là một lỗi vi phạm giao thông nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao. Để nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông và đảm bảo an toàn cho mọi người, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định rõ ràng mức phạt đối với hành vi này.
Không nhường đường ưu tiên bị phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Tổng hợp mức phạt đối với lỗi không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, áp dụng cho các loại phương tiện:
Phương tiện |
Mức phạt tiền |
Phạt bổ sung |
Ô tô |
800.000 – 1.000.000 đồng |
Tước GPLX 2-4 tháng nếu gây TNGT |
Xe máy |
300.000 – 400.000 đồng |
Tước GPLX 2-4 tháng nếu gây TNGT |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng |
400.000 – 600.000 đồng |
Tước GPLX/chứng chỉ bồi dưỡng 2-4 tháng nếu gây TNGT |
Xe đạp |
80.000 – 100.000 đồng |
Không |
Như vậy, mức phạt sẽ tăng dần theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và loại phương tiện. Đặc biệt, nếu gây ra tai nạn giao thông, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 đến 4 tháng, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc.
Việc nắm rõ quy định về đường ưu tiên là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cộng đồng. Hãy luôn tuân thủ luật lệ giao thông và lái xe có trách nhiệm. Hy vọng, bài viết mà AntBook gửi đến đã giúp bạn trả lời được câu hỏi đường ưu tiên là gì.
Để trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng, vững vàng tay lái trên mọi nẻo đường, cũng như ôn thi bằng lái ô tô đầu ngay từ lần đầu tiên, bộ sách ôn thi lái xe ô tô chính là người bạn chân ái.
Bộ sách bao gồm 600 câu hỏi lý thuyết, 120 tình huống mô phỏng, 100 điểm sa hình với cách trình bày khoa học, hình ảnh rõ nét, nội dung cô đọng, sách giúp bạn tiếp thu nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Đặc biệt, hệ thống mẹo làm bài thi thông minh giúp bạn tự tin hơn khi bước vào kỳ thi. Nếu bạn muốn thi đỗ nhanh chóng và lái xe an toàn, đừng bỏ lỡ bộ sách này. Liên hệ ngay AntBook để sở hữu bộ sách học thi chất lượng!