3 cách mở rộng ảnh trong Photoshop cực dễ như dân chuyên
- 2025-05-13 09:00:50
Trong quá trình chỉnh sửa hình ảnh, đôi khi bạn sẽ cần mở rộng kích thước ảnh mà vẫn muốn giữ nguyên bố cục hoặc thêm không gian để chèn nội dung mới. Photoshop, phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp hàng đầu cung cấp nhiều công cụ giúp bạn thực hiện điều này một cách dễ dàng và tinh tế.
Hãy để AntBook hướng dẫn bạn các cách mở rộng ảnh trong Photoshop mà không làm giảm đi chất lượng hay làm vỡ hình, phù hợp với người mới bắt đầu.
Hiện nay, có 3 cách mở rộng ảnh trong Photoshop phổ biến, siêu đơn giản các bạn có thể lựa chọn. Cụ thể từng bước cùng tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé.
1. Hướng dẫn cách mở rộng ảnh trong PhotoShop bằng Marquee Tool
Bước 1: Các bạn tiến hành bức ảnh mà mình cần mở rộng lên. Sau đó, bạn nhấn chọn công cụ Cut hoặc nhấn chọn phím tắt C để tiến hành mở rộng Background như hình dưới.
Chọn công cụ Cut hoặc phím tắt C
Bước 2: Sau khi hoàn thành xong thao tác mở rộng Background cho ảnh thành công, lúc này bạn chọn công cụ Rectangular Marquee Tool (M).
Chọn công cụ Rectangular Marquee Tool (M)
Bước 3: Tiếp theo bạn tick vào khu vực mở rộng hình ảnh.
Tick vào khu vực mở rộng hình ảnh
Bước 4: Bây giờ, bạn tiến hành chọn Edit > nhấn chọn Fill hoặc nhấn cụm tổ hợp phím Shift +F5.
Chọn Edit > nhấn chọn Fill
Bước 5: Lúc này trên màn hình máy tính hiển thị hộp thư thoại Fill và bạn cần thiết lập các thông số như sau:
- Nội dung: Nhận thức nội dung
- Tùy chọn: Thích ứng màu
- Trộn: Chế độ bình thường/ Độ mờ 100%
Sau khi đã thiết lập xong thì bạn bấm chọn OK để thực hiện thao tác mở rộng hình ảnh.
Thiết lập các thông số như hình
Bước 6: Lúc này bạn cần đợi một khoảng thời gian để ứng dụng tiến hành mở rộng ảnh. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào dung lượng ảnh. Ảnh càng lớn thì thời gian càng nhiều và ngược lại.
Đợi một khoảng thời gian để ứng dụng mở rộng ảnh
Bước 7: Sau khi hoàn thành xong thao tác phóng ảnh tại điểm đã chọn. Tiếp tục thực hiện các bước vừa rồi cho những vùng khác cần phóng rộng ra.
Tiếp tục thực hiện cho những vùng khác cần phóng rộng ra
Bước 8: Hoàn thành xong các vùng còn lại xong, bạn sẽ được một bức hình hoàn chỉnh dưới đây.
Hoàn thành thao tác
2. Thao tác mở rộng ảnh trong Photoshop bằng Content – Aware
Bước 1: Bạn cần cần mở tấm hình muốn mở rộng ra > Sau đó tạo Layer Copy bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + J.
Bước 2: Lúc này bạn nhấn chọn công cụ Cut hoặc bấm chọn phím tắt C để tiến hành mở rộng Background.
Chọn công cụ Cut hoặc bấm chọn phím tắt C
Bạn rê chuột vào các đường viền của ảnh sao cho nó hiện lên mũi tên 2 chiều như hình bên dưới đây. Tiếp theo, kéo chuột để kéo ảnh ra theo kích thước mà mình mong muốn.
Kéo chuột để kéo ảnh ra theo kích thước mong muốn
Sau khi đã ưng ý, bạn nhấn Enter hoặc dấu tick ở phía trên màn hình để hoàn thành việc Crop ảnh
Bấm Enter hoặc dấu tick ở phía trên màn hình
Bước 3: Vào Edit > chọn Content – Aware Scale. Bạn cũng rê chuột gần các đường viền của ảnh sao cho nó hiện lên các mũi tên 2 chiều thì kéo ảnh ra cho khớp với khung ảnh mà bạn đã crop xong trước đó.
Vào Edit > chọn Content – Aware Scale
Sau khi hoàn thành xong, bạn sẽ được một tấm hình như sau:
Hoàn thành kết quả
3. Cách mở rộng ảnh trong PTS bằng việc sử dụng lệnh Image Size
Bước 1: Nhấn đúp vào lớp nền (background) hoặc click vào biểu tượng chiếc khóa nhỏ cạnh tên lớp nền để mở khóa.
Nhấn đúp vào lớp nền (background)
Bước 2: Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl+Alt+I (hoặc Cmd+Opt+I trên máy Mac), ngay lập tức, một hộp thoại chỉnh sửa kích thước ảnh sẽ hiện ra.
Bước 3: Trong hộp thoại vừa mở, mở rộng ảnh Photoshop bằng cách nhập giá trị mới vào ô “Chiều rộng” và “Chiều cao”, rồi chọn OK để xác nhận..
Công cụ Image Size cho phép bạn điều chỉnh kích thước hình một cách linh hoạt và chính xác. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn các thông số dưới đây để đạt được kết quả tốt nhất:
- Pixel Dimensions (Kích thước điểm ảnh): Xác định kích thước ảnh dựa trên số lượng điểm ảnh, chiều rộng (Width) và chiều cao (Height).
- Document Size (Kích thước tài liệu): Xác định kích thước tổng thể của hình, có thể điều chỉnh bằng nhiều đơn vị đo khác nhau (cm, points, picas…) và độ phân giải (Resolution).
- Scale Styles (Kiểu tỷ lệ): Xác định cách thức thay đổi kích thước ảnh.
- Constrain Proportions (Giữ tỷ lệ): Tính năng này giúp người dùng tạo ra nhiều phiên bản với các kích thước khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên bố cục.
- Resample Image (Lấy mẫu lại): Tự động điều chỉnh các điểm để bức hình trở nên tự nhiên và chất lượng hơn, đặc biệt khi mở rộng ảnh Photoshop.
4. Khi nào cần mở rộng ảnh trong Photoshop
- Cần thêm không gian để chèn nội dung: Khi bạn muốn thêm văn bản, logo, biểu tượng hoặc các yếu tố thiết kế khác mà không muốn đè lên phần ảnh gốc, việc mở rộng ảnh sẽ tạo ra khoảng trống phù hợp.
- Căn chỉnh bố cục theo tỷ lệ mong muốn: Một số nền tảng như Instagram, Facebook, website hoặc in ấn yêu cầu hình ảnh theo các tỷ lệ cố định (4:5, 16:9, v.v.). Mở rộng ảnh giúp bạn điều chỉnh khung hình mà không làm mất nội dung chính.
Tạo hiệu ứng nghệ thuật hoặc phông nền kéo dài
- Tạo hiệu ứng nghệ thuật hoặc phông nền kéo dài: Khi thiết kế banner, poster hoặc ảnh bìa, mở rộng ảnh để tạo phông nền liền mạch (giống hiệu ứng kéo dài background) là cách phổ biến giúp bố cục hài hòa và ấn tượng hơn.
- Chỉnh sửa ảnh lỗi hoặc bị crop quá mức: Nếu ảnh bị cắt sát vào chủ thể khiến bố cục mất cân đối, bạn có thể mở rộng khung ảnh và dùng các công cụ như Content-Aware để “điền” vào phần bị thiếu.
Để biết cách mở rộng ảnh trong Photoshop một cách chi tiết, dễ hiểu và ứng dụng linh hoạt vào thực tế, bạn có thể tham khảo cuốn Photoshop của AntBook. Cuốn sách không chỉ hướng dẫn từng bước thao tác như mở rộng ảnh, chỉnh sửa bố cục mà còn cung cấp nhiều mẹo và kỹ thuật hữu ích cho cả người mới bắt đầu và designer chuyên nghiệp.