Biển báo đường 1 chiều: Phân loại và Ý nghĩa của từng loại biển báo


  • 2025-03-04 09:00:56

Trên các tuyến đường giao thông, hệ thống biển báo đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Trong đó, biển báo đường 1 chiều là một trong những biển báo quan trọng, giúp điều tiết luồng xe, tránh tình trạng đi sai làn hoặc ngược chiều, giảm nguy cơ va chạm.

Hiểu rõ ý nghĩa và tuân thủ biển báo một chiều không chỉ giúp bạn di chuyển an toàn mà còn góp phần tạo nên một hệ thống giao thông trật tự, hiệu quả.

1. Biển báo đường một chiều là gì?

Theo Quy chuẩn Số 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ, đường một chiều được định nghĩa là tuyến đường chỉ cho phép các phương tiện di chuyển theo một hướng duy nhất. Loại đường này yêu cầu người tham gia giao thông tuân thủ đúng hướng đi theo chỉ dẫn của biển báo.

Tại các đô thị lớn với hệ thống đường sá phức tạp, việc xác định đường một chiều có thể gây khó khăn, đặc biệt với những ai chưa quen thuộc lộ trình. Để giúp người điều khiển phương tiện nhận diện chính xác, biển báo đường một chiều được đặt tại đầu mỗi tuyến đường, có ký hiệu rõ ràng và dễ nhận biết, đảm bảo an toàn khi lưu thông.

Biển báo đường 1 chiều

Biển báo cấm đi đường ngược chiều chiều khi tham gia giao thông

2. Phân loại các loại biển báo đường 1 chiều

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu đường một chiều được ký hiệu là R.407a, R.407b, R.407c, thuộc nhóm biển báo hiệu lệnh. Ngoài ra, còn có biển báo cấm đi ngược chiều số 102, nhằm cảnh báo và ngăn chặn các phương tiện đi vào sai hướng.

2.1 Biển báo chỉ dẫn đường một chiều R407a

  • Đặc điểm nhận diện: Biển có dạng hình vuông, nền màu xanh dương, chính giữa là mũi tên màu trắng hướng lên trên.
  • Ý nghĩa: Biển báo R407a chỉ dẫn các phương tiện chỉ được phép đi thẳng theo hướng mũi tên, không được quay đầu. Tuy nhiên, một số phương tiện ưu tiên như xe cấp cứu, xe cứu hỏa, xe quân sự, xe công an đang thực hiện nhiệm vụ đặc biệt có thể được phép đi ngược lại.
  • Vị trí đặt biển: Thường được lắp đặt sau các giao lộ để thông báo rằng đoạn đường phía trước là đường một chiều. Khi kết thúc đoạn đường một chiều, biển báo I.204 (đường hai chiều) sẽ xuất hiện để báo hiệu phương tiện có thể lưu thông theo cả hai hướng. Nếu tại đầu dải phân cách đã có biển R302, biển R407a có thể không cần lắp đặt thêm.

Biển báo đường 1 chiều

Biển báo chỉ dẫn chỉ được phép đi thẳng bạn cần biết

2.2 Biển báo chỉ dẫn đường một chiều R407b

  • Mô tả biển báo: Biển có dạng hình chữ nhật, nền xanh, mũi tên trắng chỉ hướng rẽ phải.
  • Ý nghĩa: Hướng dẫn các phương tiện chỉ được phép rẽ phải để đi vào đường một chiều phía trước, không được đi theo hướng khác.
  • Vị trí đặt biển: Biển báo R407b thường xuất hiện tại các giao lộ như ngã ba, ngã tư, giúp tài xế nhận biết rõ hướng di chuyển hợp lệ vào đường một chiều.

Biển báo đường 1 chiều

Các loại biển báo đường 1 chiều thường gặp

2.3 Biển báo chỉ dẫn đường một chiều R407c

  • Mô tả biển báo: Biển có hình chữ nhật, nền màu xanh, với mũi tên màu trắng chỉ hướng rẽ trái.
  • Ý nghĩa: Hướng dẫn các phương tiện chỉ được phép rẽ trái để đi vào đường một chiều, không được quay đầu hay đi ngược chiều, trừ các xe ưu tiên theo quy định.
  • Vị trí đặt biển: Biển báo R407c được bố trí tại các điểm giao thông như ngã ba, ngã tư, nhằm chỉ dẫn chính xác hướng đi hợp lệ trên tuyến đường một chiều.

2.4 Biển báo cấm đi ngược chiều số 102

  • Mô tả biển báo: Hình tròn, viền đỏ, ở giữa có dấu gạch ngang màu trắng.
  • Ý nghĩa: Biển báo số 102 có tác dụng cấm tất cả phương tiện (cả xe cơ giới và xe thô sơ) đi vào theo chiều ngược lại. Chỉ những phương tiện ưu tiên được quy định mới được phép di chuyển vào đường có biển này.
  • Vị trí đặt biển: Thường được lắp tại đầu ra của đường một chiều, nhằm cảnh báo các phương tiện không đi vào theo hướng cấm. Tuy nhiên, người đi bộ vẫn có thể di chuyển trên vỉa hè của tuyến đường đó.

Biển báo đường 1 chiều

Biển báo cấm đi ngược chiều dễ nhận biết

3. Quy định về việc lùi xe trên đường một chiều và mức phạt vi phạm

Theo quy định hiện hành, các phương tiện tham gia giao thông trên đường một chiều tuyệt đối không được phép lùi xe trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu xe gặp sự cố, người điều khiển phương tiện có thể dừng xe sát lề đường hoặc di chuyển vào làn khẩn cấp trong trường hợp đang lưu thông trên đường cao tốc. Việc lùi xe trên đường một chiều có thể cản trở giao thông, gây ùn tắc và thậm chí dẫn đến tai nạn nghiêm trọng do phương tiện khác không kịp xử lý tình huống.

+ Mức xử phạt khi lùi xe trên đường một chiều

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi lùi xe trên đường một chiều sẽ bị xử phạt như sau:

  • Ô tô lùi trên đường một chiều bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng (theo điểm O, khoản 3, Điều 5).
  • Xe máy lùi trên đường một chiều bị phạt từ 200.000 – 400.000 đồng (theo khoản 2, Điều 7).

+ Lưu ý cho người tham gia giao thông

Để đảm bảo an toàn giao thông và tránh các vi phạm không đáng có, người điều khiển phương tiện cần nắm rõ ý nghĩa và quy định liên quan đến biển báo đường một chiều. Việc tuân thủ đúng quy tắc không chỉ giúp bảo vệ tính mạng và tài sản cá nhân, mà còn góp phần giảm thiểu nguy cơ tai nạn và đảm bảo giao thông thông suốt.

Việc hiểu rõ biển báo đường 1 chiều và các quy tắc giao thông liên quan sẽ giúp bạn lái xe an toàn, tránh vi phạm luật và hạn chế rủi ro khi tham gia giao thông. Để có cái nhìn đầy đủ và chi tiết về hệ thống biển báo cũng như các quy tắc giao thông quan trọng, bạn có thể tham khảo bộ sách ôn thi lái xe ô tô của AntBook.

Bộ sách thi bằng lái ô tô của AntBook cung cấp đầy đủ 600 câu lý thuyết, 120 tình huống mô phỏng, hướng dẫn thực hành kỹ thuật thi sa hình và tổng hợp biển báo giao thông cần thiết. Sách được in màu rõ nét, nội dung được biên soạn khoa học, có lời giải chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức nhanh chóng. Không chỉ giúp hiểu rõ về biển báo đường một chiều mà còn giúp bạn đạt điểm cao, trang bị kỹ năng lái xe an toàn. Liên hệ ngay với AntBook để đặt mua!